Inox 403 là gì?
Inox 403 có tốt không và giữa inox 403 và 304 thì mức độ chống ăn mòn của loại nào được đánh giá cao hơn, ngoài ra thì mặt hạn chế của inox 403 là gì? Mọi thắc mắc của quý khách về inox 403 sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Inox 403 là gì?
Đây là loại thép không gỉ gần giống với inox 410, chỉ khác là hàm lượng Crom và Silic của inox 403 nhỏ hơn một chút, nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng, tính dẻo để có được những ứng dụng nhất định.
Inox 403 phải được rèn và xử lý nhiệt trong một tiêu chuẩn nhiệt độ, sau đó được làm mát bằng không khí, làm nguội bằng lò nung hoặc vôi khô, để đảm bảo được các tiêu chuẩn đầu ra.
Loại inox 403 này có độ cứng đạt 80 trên thang đo Rockwell B và chịu lực tương đối tốt 485 MPa nên thích hợp để chế tạo cánh máy nén, thanh và các bộ phận tuabin khác.
Inox 403 có tốt không?
Thép không gỉ 403 có tính dẻo, dễ gia công và có độ cứng tương đối tốt để được phép sử dụng cho chế tạo các bộ phận máy móc cơ khí hay những vật dụng thiết thực trong đời sống như nồi, khung tủ lạnh, máy giặt.
Về tính thẩm mỹ, inox 403 đảm bảo được điều này khi có bề mặt sáng bóng, trơn láng. Ngoài ra, thép không gỉ còn có khả năng chống ăn mòn ở mức tạm ổn và các đặc tính cơ học cao.
Inox 403 có giá thành tốt hơn so với các dòng inox khác như 304, 316 hay 302. Vì vậy inox 403 chính là sự lựa chọn tốt nhất về mặt kinh tế để sử dụng trong các ứng dụng phù hợp.
Inox 403 có hút nam châm không?
Nếu như inox 304 thuộc nhóm thép không gỉ Austenitic không có từ tính, không hút nam châm. Thì với inox 403 thuộc nhóm Martensitic lại có tính từ cao và inox 403 có hút nam châm.
Inox 403 có từ tính cao là do cấu trúc tinh thể không đồng đều, điển hình các hạt kim loại mang từ tính như Fe. Vì vậy loại thép không gỉ 403 này được lựa chọn cho sản xuất phụ kiện mũi khoan từ hay dụng cụ có tính từ cao.
Thành phần hóa học của inox 403
Đối với inox 403, Crom chiếm 12,3% và nếu so sánh hàm lượng Crom trong inox 304 và 403, thì inox 304 cao hơn nhiều lần (18%), ngoài ra các thành phần khác như Silic, Mangan cũng cao hơn 403. Và dưới đây là bảng thành phần các nguyên tố hóa học có mặt trong inox 403.
Thành phần hóa học | Tỷ lệ phần trăm giá trị |
Crom (Cr) | 12.3 |
Mangan (Mn) | 1.00 |
Silic (Si) | 0.50 |
Cacbon (C) | 0.15 |
Phốt pho (P) | 0.040 |
Lưu huỳnh (S) | 0.03 |
Sắt (Fe) | 86 |
Tính chất vật lý của inox 403
Việc xác định khối lượng riêng thuộc tính vật lý của inox cũng rất quan trọng trong việc lên thiết kế cho các bộ phận máy móc. vì đây là yếu tố quyết định đến độ cứng. Ví dụ khối lượng riêng của inox 403 cao sẽ dẫn đến vấn đề trọng lượng và tải trọng của máy.
Tính chất vật lý | Giá trị |
Khối lượng riêng | 7.80 g/cm 3 |
Tính chất cơ học của inox 403
Dưới đây là bảng thể hiện các chỉ số về tính cơ học của inox 403 như độ cứng, độ giãn nở, áp lực (Mpa), lực tác động (J). Sau đó so sánh với bảng cơ học của loại inox 403 và 304 để đưa ra được lựa chọn phù hợp với từng ứng dụng.
Tính chất cơ học | Giá trị |
Tensile Str (MPa) min | 485 MPa |
Yield Str 0.2% Proof (MPa) min | 310 MPa |
Fatigue Strength (annealed, @diameter 25mm/0.984 in) | 275 MPa |
Shear modulus (typical for steel) | 76.0 GPa |
Elastic modulus 190-210 GPa | 190-210 GPa |
Poisson’s ratio 0.27-0.30 | 0.27-0.30 |
Elongation at break (in 50 mm) | 25.00% |
Izod impact (tempered) | 102 J |
Hardness, Brinell (converted from Rockwell B hardness) | 139 |
Hardness, Knoop (converted from Rockwell B hardness) | 155 |
Hardness, Rockwell B | 80 |
Hardness, Vickers (converted from Rockwell B hardness) | 153 |
Tính dẫn nhiệt của inox 403
Nói về tính dẫn nhiệt của inox 403, có thể quan tâm đến 2 thông số: hệ số giãn nở nhiệt và độ dẫn nhiệt. Nhìn chung, khả năng dẫn nhiệt của 403 cao hơn inox 304 nên rất phù hợp cho các ứng dụng liên quan đến truyền nhiệt.
Thuộc tính nhiệt | Giá trị |
Hệ số giãn nở nhiệt (0-100°C/32-212°F) | 9,90 µm/m°C |
Độ dẫn nhiệt (500°C/932°F) | 21,5 W/mK |
Đặc tính chống ăn mòn của inox 403
Inox 403 có khả năng chống ăn mòn thấp nhất trong hầu hết các loại thép không gỉ hiện nay. Nếu so với khả năng chống ăn mòn của inox 403 và 304, thì rõ ràng là inox 304 tốt hơn nhiều.
Giải thích cho mức độ bị ăn mòn cao hơn của inox 403 là do có hàm lượng Carbon cao, bên cạnh đó inox 403 còn chứa rất ít Niken và Crom nên khả năng tự bảo vệ khỏi oxy hóa là thấp, dẫn đến dễ bị ăn mòn.
Khả năng gia công của inox 403
Inox 403 có độ cứng cao do chứa nhiều Carbon, vì vậy mà khó gia công hơn inox 304 hay 316. Để đảm bảo tính cơ học, inox 403 cần phải gia công đến độ cứng Rc 35.
Công đoạn rèn inox 403 khá khó khăn, phải rèn cả hai đầu và cần phải có lực đập mạnh so với các loại thép nhẹ khác. Nhiệt độ thích hợp để rèn inox 403 này là 1095°C/1205°C.
Lưu ý loại inox 403 không nên rèn dưới 900°C, sau khi rèn cần làm mát bằng không khí, nếu vật rèn lớn thì phải cần được làm nguội trong lò.
Kỹ thuật hàn của inox 403
Trước khi hàn inox 403, cần nung nóng trước ở nhiệt độ 350/400ºF (180/205ºC), việc này sẽ giúp hạn chế các vết nứt cho mối hàn. Và ngay sau khi vừa hàn xong cần ủ bằng cát, tro hoặc vật liệu tương tự để ổn định cấu trúc cho mối hàn.
Quá trình ủ, nhiệt luyện inox 403
Cần phải nung nóng đồng đều khi luyện nhiệt inox 403 ở mức từ 650°C đến 760°C. Sau khi được nung nóng đến nhiệt độ chính xác, thì cần phải làm mát bằng không khí, quá trình làm mát sẽ giúp cải thiện khả năng gia công của hợp kim.
Nếu inox 403 được ủ ở nhiệt độ thấp hơn để mang lại độ cứng tối ưu. Nếu muốn giảm độ cứng thì tăng nhiệt độ lên (815°C/900°C). Tiếp đến là làm nguội từ từ tại lò, độ cứng đạt 155 BH, đáp ứng được yêu cầu đối với tạo hình nguội và tạo đầu lạnh.
Để quá trình ủ được hoàn thành đúng mong đợi, cần ngâm inox 403 trong nước ít nhất 1 hoặc 2 giờ. Đối với khối tấm lớn, dày thì quá trình ngâm có thể kéo dài hơn, sau đó làm mát bằng không khí.
Cần chú ý đến nhiệt độ tôi luyện, nếu trong phạm vi từ 400 – 565°C, sẽ làm giảm độ bền và khả năng chống ăn mòn, tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ bền và độ dẻo cần thiết, thì có thể được tôi luyện theo cách này.
Ứng dụng của inox 403
Trong cánh máy nén: Thép không gỉ 403 được ứng dụng nhiều trong ngành chế tạo cơ khí và công nghiệp, trong đó bao gồm cả cánh máy nén như các dạng cánh trượt, cánh quay.
Ống xả ô tô: Ống xả ô tô là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhiệt và sự rung chuyển liên tục, nên việc sử dụng inox 403 là phù hợp nhất cho đặc tính này, cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Nắp thùng: Inox 403 là vật dụng dễ dàng tạo hình cho vỏ đựng có hình dạng thuôn nhọn, nhờ đặc tính cứng của inox 403 nên có thể đảm bảo được độ bền cho nắp thùng, giảm thiểu khả năng hư hỏng.
Động cơ tuabin: Động cơ tuabin thường phải tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao, áp suất và độ rung lớn nên lựa chọn inox 403 là rất phù hợp, có thể được cân nhắc trong gia công tuabin khi xét về cả mặt kinh tế.
Gia công máy rửa chén: Ngoài ứng dụng trong chế tạo cơ khí, thép không gỉ 403 còn là lựa chọn ưu việt để gia công linh kiện, phụ tùng cho máy rửa bát, chúng đảm bảo được độ cứng và chống ăn mòn tối đa để giữ độ bền cho máy.
Sản xuất nồi inox 403: Do có đặc tính cơ học cao nên inox 403 là được lựa chọn để sản xuất nồi nấu công nghiệp, cho khách sạn nhà hàng. Nâng cao độ bền, nồi inox 403 chống ăn mòn và chịu nhiệt lên đến 1300 độ F.
Làm vỏ tủ lạnh, máy giặt: Inox 403 có độ cứng cao, chi phí rẻ nên thường được chọn để làm khung vỏ tủ lạnh, máy giặt và lò nướng, lò vi sóng, đảm bảo được khả năng chống va đập tốt.
Mua inox 403 ở đâu giá rẻ?
Khi mua Inox 403 tại Thịnh Phát, quý khách không phải lo hết hàng vì chúng tôi luôn có sẵn hàng tại kho với số lượng lớn, đa dạng các loại hình: dạng tấm, cuộn, ống, hộp, thanh, dây, tôn, máng xối, lưới cùng các kích thước khác nhau.
Giá thành công khai, phải chăng, đảm bảo tốt nhất thị trường hiện nay, cùng với đó là dịch vụ gia công theo yêu cầu và nếu cần Quý khách sẽ được tư vấn cụ thể bởi kỹ thuật viên có chuyên môn. Thịnh Phát inox luôn tự hào là một trong số nhà phân phối inox đứng đầu của cả nước.