Inox No4 là gì?
Nếu đang muốn tìm cho mình một loại nguyên liệu đảm bảo được các yếu tố về độ cứng, chịu nhiệt cùng tuổi thọ cao, hãy thử trải nghiệm loại hợp kim thép không gỉ.
Hôm nay xưởng Inox Thịnh Phát xin được giới thiệu đến bạn sản phẩm inox No4. Vậy đặc điểm cấu tạo, thành phần, ưu điểm cũng như ứng dụng cho loại thép không gỉ này là gì. Cùng tìm hiểu nhé.
Inox No4 là gì?
Inox No4 được cấu tạo từ thép không gỉ với thành phần chính là Crom và Niken theo tỷ lệ 18/8. Tuy nhiên ở bước gia công đánh bóng cuối cùng được xử lý khác đi dẫn đến bề mặt sản phẩm sẽ không mịn như những dòng thông thường.
No4 còn được gọi với cái tên inox xước, đặc trưng bởi các đường đánh bóng ngắn, song song. Đây là loại sản phẩm phổ biến trong các ngành gia dụng, thực phẩm, đồ uống, với khả năng chống trầy xước và tương thích tốt với các chất tẩy rửa.
Kỹ thuật gia công bề mặt inox No4
Để gia công bề mặt inox No4 đòi hỏi kỹ thuật gia công cao. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà lớp hoàn thiện nằm trong khoảng 120 – 320 grit, độ nhám bề mặt Ra < 25 micro inch. Bao gồm 4 bước: Nâng cấp hàn, thiết lập hạt, hoàn thiện cuối cùng, phối hợp cuối cùng:
Nâng cấp hàn:
- Bắt đầu với 60 grit và sử dụng máy mài 7 inch
- Căn chỉnh các vết xước của đường mài với hướng của đường thớ
- Để lại độ dày từ 0,5 đến 1mm để tránh làm cong các mặt
Thiết lập hạt:
- Vận hành ở tốc độ khoảng 3500-4500 RPM, với áp suất chỉ lớn hơn khoảng 5-10% so với trọng lượng của dụng cụ.
Hoàn thiện cuối cùng
- Lưu ý rằng RPM quan trọng hơn vào thời điểm này. RPM càng cao, lớp hoàn thiện càng phản chiếu; RPM càng thấp, kết thúc càng khác biệt.
Phối hợp cuối cùng:
- Sử dụng các miếng đệm tay linh hoạt này với khối chà nhám để trộn và chỉnh sửa lần cuối.
Các loại inox No4 phổ biến hiện nay
Có rất nhiều loại sản phẩm inox thông dụng hiện nay như: 304, 430, 316, 201. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và đặc tính sản phẩm bạn có thể chọn cho mình một loại phù hợp:
Inox 304 No4
Inox 304 No4 thuộc dòng thép Austenitic thông dụng nhất trên thị trường, với giá thành vừa phải, khả năng chống ăn mòn tốt trong dung môi, phù hợp với môi trường tự nhiên.
Inox 430 No4
Inox 430 No4 thuộc dòng thép Ferritic với khả năng từ tính cao, hàm lượng Cacbon thấp nên khá dễ đứt gãy, phù hợp trong những môi trường đòi hỏi tính thẩm mỹ và gia công đơn giản.
Inox 316 No4
Inox 316 No4 là loại inox tốt nhất trong 4 loại phổ biến, với khả năng chống chịu tốt trong đại đa số các dung môi, kể cả Clorua, nhưng do giá thành hơi cao nên chỉ thường ứng dụng trong một số ngành công nghiệp khắc nghiệt.
Inox 201 No4
Cuối cùng là loại inox 201 No4 thuộc dòng thép Duplex, với hàm lượng Niken được thay thế chủ yếu bằng Mangan dẫn đến kết cấu không tốt dễ bị ăn mòn, nhưng bù lại giá thành khá rẻ.
Ưu điểm của bề mặt inox No4
Bề mặt inox No4 mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Những đường vân tạo cảm giác như một tấm lụa. Mặc dù khả năng phản chiếu hình ảnh kém hơn, nhưng vẫn đảm bảo được độ sáng bóng, phù hợp cho những thiết kế mang phong cách cổ điển.
Bề mặt của dòng thép không gỉ này còn được bao bọc bởi một lớp Oxit- Crom tạo thành lớp bảo vệ chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra đối với loại inox 316 còn được phủ thêm một lớp Molybden giúp chống ăn mòn Clorua hiệu quả.
Cuối cùng bề mặt inox No4 rất ít vết chân tóc khiến việc lau chùi và bảo trì sản phẩm dễ dàng hơn. Ngoài ra bề mặt sáng mờ còn làm giảm đi những dấu vân tay hay vết mồ hôi khi bị người khác chạm vào. Đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài.
Ứng dụng của inox bề mặt No4
So sánh với lớp inox tráng gương, inox xước được đánh bóng đến độ mịn và bóng kém hơn, nên thích hợp sử dụng trong những trường hợp không yêu cầu khả năng phản chiếu như trong một số khu trung tâm thương mại.
Dạng tấm của inox bề mặt No4 rất được ưa chuộng trong ngành trang trí nội thấp, hay sử dụng để ốp tường, trang trí phòng karaoke. Hay với một số bảng quảng cáo ngoài trời sẽ tránh chói mắt vì hay tiếp xúc với ánh sáng mạnh buổi trưa.
Bên cạnh đó, một số thiết bị nội thất như bồn tắm, những vật dụng trang trí inox trong nhà như bàn ghế, tủ bếp, thang máy trong các tòa nhà, công trình nhà hàng khách sạn cũng sử dụng loại thép không gỉ này.
Đặc biệt trong ngành chế biến thực phẩm, loại inox bề mặt No4 này rất được ưa chuộng bởi khả năng chống oxy hóa tốt và tuổi thọ sử dụng lâu dài, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảng giá inox No4 hiện nay
Hiện nay trên thị trường xuất hiện vô số những sản phẩm inox No4 kém chất lượng với mức giá cực rẻ. Đó là những đối tượng sản xuất gian dối hòng lừa gạt người tiêu dùng để vụ lợi cho bản thân.
Để tránh trường hợp đó diễn ra, xưởng Inox Thịnh Phát cung cấp bảng giá inox No4 hiện nay cho người tiêu dùng có một cái nhìn tổng thể hơn về thị trường. Mức giá dao động từ 1.000.000đ – 1.500.000đ trên 1kg.
Mua inox No4 ở đâu chất lượng, giá rẻ?
Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng về sản phẩm và giá cả, hãy lựa chọn cho mình một đối tác uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp đúng theo tiêu chuẩn sản xuất của doanh nghiệp.
Hãy đến với Công ty TNHH Inox Thịnh Phát tại:
- SĐT: 0901.311.872
- Email: inoxthinhphatvn@gmail.com
Inox Thịnh Phát tự hào là đơn vị sản xuất và gia công lâu năm trong ngành, chúng tôi đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn sản phẩm từ trong nước cho đến quốc tế. Cùng dịch vụ tư vấn chính xác nhất giúp tiết kiệm thêm chi phí cho doanh nghiệp.