So sánh inox 410 và 304

So sánh inox 410 và 304

Cấu tạo inox 304 là thép không gỉ Austenitic; trong khi inox 410 là loại thép không gỉ Martensite tiêu chuẩn Nhật Bản. Một trong những khác biệt chính giữa inox 410 và 304 là thành phần của chúng. Inox 304 chứa 18% crôm và 8% niken, trong khi inox 410 chứa 13% crôm và chỉ 0,5% niken. Sự khác biệt về thành phần này mang lại cho mỗi loại thép không gỉ những tính chất và ứng dụng khác nhau. Thép không gỉ 410 có độ bền cao; Khả năng gia công cứng tốt sau khi xử lý nhiệt; Có từ tính; Không phù hợp với môi trường ăn mòn nghiêm trọng.

Sự khác nhau giữa inox 410inox 304 được rất nhiều đơn vị quan tâm. Việc nắm được những đặc tính khác biệt của inox 304 và 410 sẽ giúp khách hàng của Thịnh Phát chọn mua được đúng loại, phù hợp với yêu cầu.

Inox 410 là gì?

Nói đến thép không gỉ có độ cứng tốt nhất, không thể bỏ qua loại inox 410. Tuy nhiên khả năng chống ăn mòn lại ở mức tương đối, cũng như không đủ dẻo để sử dụng trong các ứng dụng cần tính dẻo.

Hàm lượng Crom trong inox 410 chưa cao đến mức đủ để đảm bảo được độ chống ăn mòn mạnh mẽ nên một số đơn vị đã thực hiện các quy trình như làm cứng, ủ và đánh bóng để tăng cường khả năng chống ăn mòn ở mức tối đa.

Vì vậy, thép không gỉ 410 thường được ưu tiên sử dụng cho các ứng dụng đòi hỏi độ cứng cao và tính bền bỉ, nhưng không quá quan trọng việc chống ăn mòn.

inox 304 la gi(1)

 

Inox 304 là gì?

Inox 304 chính là thép không gỉ 304 mà chúng ta đã từng nghe rất nhiều, chúng có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và đa ngành nghề nhờ giá thành phù hợp, dễ gia công và khả năng chống ăn mòn cao.

Do chứa lượng lớn Crom lên tới 18% nên inox 304 có khả năng chống ăn mòn tốt, phù hợp cho các ứng dụng tiếp xúc với môi trường có ẩm cao, hóa chất. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng chống gỉ sét tốt và chịu được nhiệt độ cao.

Inox 304 được đánh giá là hợp kim có độ cứng ổn định, bề mặt bóng bẩy, trơn láng và có tính thẩm mỹ bền vững theo thời gian. Những đặc tính nổi bật này có thể được hình dung rõ ràng thông qua các sản phẩm nồi inox cao cấp.

inox 410 la gi

 

Sự khác biệt giữa inox 410 và 304

Inox 410 và 304 đều là thép không gỉ nhưng lại ra đời ở từng giai đoạn khác nhau, ở mỗi thời điểm sẽ có sự thay đổi về thành phần nguyên tố, kết cấu và quy trình sản xuất, tạo nên những đặc tính khác nhau.

inox 410 va 304

 

Thành phần hóa học inox 304 và 410

Inox 304: Hai thành phần chính chiếm hàm lượng cao nhất trong inox 304 là Crom khoảng 18%, Niken khoảng 8% và bao gồm lượng nhỏ các nguyên tố khác như Carbon 0.08%, Mangan 2%, Silic 1%, phốt pho 0.05%, lưu huỳnh 0.03% và còn lại là sắt.

Inox 410: Thành phần chính của loại inox này là Crom khoảng 12% (11,5 – 13,5%), Carbon khoảng 0,15%. Ngoài ra còn có nhiều nguyên tố khác nhưng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ như Mangan 1%, Silic 1%, lưu huỳnh 0.03%, phốt pho 0.035%, còn lại là sắt.

Tính chất vật lý của inox 304 và 410

Tính chất vật lý của inox 304 và 410 được quyết định bởi thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể của chúng. Sự khác nhau về tính chất vật lý sẽ liên quan đến ưu/nhược điểm của từng loại.

Inox 304: Thép không gỉ 304 có từ tính yếu, hầu như không có, nhưng lại nổi bật với tính đàn hồi tốt cũng như khả năng chống ăn mòn mạnh mẽ trong hầu hết bất kì môi trường nào.

Inox 410: Thép không gỉ 410 có mức độ từ tính cao, nổi bật với đặc tính cứng, bền sau quá trình xử lý nhiệt. Ngoài ra, inox 410 còn chịu được độ mài mòn và chịu nhiệt tốt hơn thép không gỉ 304.

Khả năng chống ăn mòn inox 410 và 304 

Inox 304: Nhờ hàm lượng Crom cao (18%) đã tạo ra một lớp phủ chống oxy hóa mạnh mẽ khỏi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là trong môi trường khắc nghiệt có axit, độ ẩm cao, giúp hợp kim luôn giữ được độ mới, đẹp và tuổi thọ lâu dài. 

Inox 410: Mặc dù cũng có khả năng tự chống lại sự ăn mòn nhờ có sự góp mặt của Crom trong thành phần hóa học, tuy nhiên khả năng này không được tốt như inox 304 vì hàm lượng Crom chỉ đạt 12,5%.

ket luan inox 304 410

 

Khả năng chịu nhiệt inox 304 và 410

Inox 304: Cả inox 410 và 304 đều phải trải qua quá trình xử lý nhiệt để đạt được nhiều tính chất cơ học. Đối với inox 304 có thể chịu nhiệt 925 độ C, tuy nhiên trong quá trình tôi nhiệt phải đảm bảo ở mức thấp hơn (dưới 870 độ C) mới giữ được tính chống ăn mòn.

Inox 410: Tương tự thép không gỉ 410 cũng có khả năng chịu nhiệt cao 760 độ C, nhưng trong quá trình xử lý nhiệt, cần nung ở mức 565°C để bảo đảm được kết cấu và đặc tính của hợp kim này.

Độ cứng inox 410 so với inox 304

Inox 304: Đây là loại thép không gỉ có độ cứng khá cao nếu so với các loại thép thông thường, nhưng nếu so với inox 410 thì không bằng. Theo tiêu chuẩn ASTM A240, độ cứng inox 304 dao động từ 70 – 92Hb. 

Inox 410: Độ cứng của inox 410 được cải thiện hơn sau quá trình xử lý nhiệt, kết hợp với hàm lượng Carbon lớn nên độ cứng của inox 410 có thể đạt từ 20 lên đến 200Hb.

Ứng dụng của inox 304 và 410

Inox 304: Nhờ đặc tính chống ăn mòn và kháng hóa chất cao nên thép không gỉ 304 thường được ứng dụng trong sản xuất đồ gia dụng, nội thất, cho các sản phẩm thuộc ngành y tế, hóa chất, thực phẩm.

Inox 410: Thép không gỉ 410 có độ cứng cao và tính chịu lực tuyệt vời nên được ứng dụng trong chế tạo thiết bị nông nghiệp, bộ phận giảm thanh ống xả tua-bin khí, phần cứng, trục động cơ.

Kết luận inox 304 và 410 cái nào tốt hơn?

Cả hai loại inox 410 và 304 đều đảm bảo được các tiêu chuẩn trong sản xuất như độ cứng, chống ăn mòn và tính chịu nhiệt, tuy nhiên chúng lại có mức độ khác nhau. Ví dụ inox 304 chống ăn mòn tốt nhưng độ cứng lại không bằng 410. 

Vì vậy không thể đưa ra kết luận chung rằng inox 304 và 410 loại nào tốt hơn, mà phải cân nhắc vào mục đích sử dụng như sản phẩm đó cần yêu cầu kỹ thuật gì.

ung dung inox 410 304

 

Mua inox 304 và inox 410 ở đâu giá rẻ?

Tại sao Quý khách nên chọn Thịnh Phát Inox là đối tác tin cậy trong việc cung cấp sản phẩm Inox của mình? Bởi chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung ứng các loại inox, là nhà phân phối inox 304 và inox 410 lớn nhất Việt Nam với giá thành tốt nhất thị trường.

mua inox tam 304 410

Đến với Thịnh Phát Inox, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp từ quá trình lựa chọn inox 410 và 304 cho đến gia công để phục vụ cho mô hình sản xuất của từng đơn vị nếu có nhu cầu.

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *